-
Đảng bộ Học viện CSND là Đảng bộ được giao quyền cấp trên cơ sở theo Quyết định số 23-QĐ/ĐUCA(X13) ngày 13/4/2011 của Ban Thường vụ Đảng ủy CATW. Đảng bộ Học viện CSND được chia thành ba cấp: cấp Đảng bộ Học viện; cấp đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Học viện và cấp chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở. Ban chấp hành Đảng bộ Học viện hiện có 19 đồng chí, Ban Thường vụ có 07 đồng chí. Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ gồm có 06 đồng chí, trong đó có 03 cán bộ chuyên trách.
-
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” đã đề ra 8 nhiệm vụ, giải pháp, trong đó chỉ rõ “Hai trọng tâm” và “Năm đột phá”. Xác định “Hai trọng tâm” và “Năm đột phá” không chỉ thuận lợi cho học tập, quán triệt Nghị quyết, mà trong tổ chức thực hiện sẽ tập trung được vào mặt cơ bản, khâu chính yếu, mối quan hệ bản chất.
-
Thực tiễn đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy, việc xác định bạn - thù, đối tượng đấu tranh của cách mạng cũng là một khái niệm động, nó có thể thay đổi cho phù hợp với tiến trình của cuộc cách mạng. Đối với lực lượng công an nhân dân, việc xác định đối tượng đấu tranh cũng cần tuân theo nguyên tắc phân biệt địch - ta; bạn - thù mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra: Người nào chống lại lợi ích của dân tộc, đi ngược lại lợi ích chính đáng của nhân dân, xâm hại an ninh quốc gia, phá hoại trật tự an toàn xã hội đều là đối tượng phải đấu tranh.
-
Sự ra đời của các Đảng chính trị là sự phản ánh trình độ trưởng thành nhất định của cuộc đấu tranh giai cấp hay dân tộc, khi các lực lượng chính trị ý thức sâu sắc được mục đích của mình, thấy rõ sự cần thiết phải liên kết lại trong một tổ chức chặt chẽ nhằm thống nhất tư tưởng và hành động để lôi cuốn quần chúng tham gia đấu tranh cho những mục đích mà họ theo đuổi.
-
Từ Đại hội XI, Đảng ta đã chỉ ra những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tình trạng này đến nay vẫn tiếp diễn, công khai và phức tạp hơn. Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương khoá XII đã ban hành Nghị quyết về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ”.
-
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh kết tinh và chứa đựng cả những giá trị của truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, là những chỉ dẫn hết sức quý báu cho việc xây dựng nền tảng tinh thần của dân tộc.
-
Nâng cao chất lượng tự học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh của sinh viên là nội dung chủ yếu để góp phần đáp ứng yêu cầu giáo dục, đào tạo lý luận chính trị. Từ thực tế hiện nay, muốn nâng cao chất lượng tự học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh của sinh viên, đòi hỏi phải đổi mới và từng bước hoàn thiện chương trình, nội dung, đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục theo hướng lấy người học làm trung tâm.
-
Năm 1947, khi viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, cần phải có tính đảng mới làm được việc. Kém tính đảng, thì việc gì cũng không làm nên”(1). Theo Người, "tính đảng" trong mỗi cán bộ, đảng viên đó là: “phải đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết, lên trước hết. Vì lợi ích của Đảng tức là lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc”(2).
-
Nâng cao Văn hóa ứng xử của người CAND là yêu cầu, nhiệm vụ thường xuyên, đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao ý thức chấp hành nghiêm điều lệnh, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, xây dựng nếp sống văn hóa cho mỗi cán bộ, chiến sỹ, góp phần xây dựng lực lượng công an ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong giai đoạn hiện nay.
-
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, trong mục nhiệm vụ, giải pháp nêu: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức trong toàn Đảng về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Có kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận bắt buộc hằng năm đối với cán bộ, đảng viên gắn với việc cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức mới phù hợp từng đối tượng, từng cấp, từng ngành, từng địa phương.
-
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, coi đây là nhiệm vụ then chốt; cần thực hiện thường xuyên, liên tục và được thể hiện xuyên suốt, nhất quán từ Cương lĩnh, Điều lệ, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc cho đến các Nghị quyết, Kết luận, Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư từng khóa.
-
Đảng bộ Học viện CSND là Đảng bộ được giao quyền cấp trên cơsở theo Quyết định số 23-QĐ/ĐUCA(X13) ngày 13/4/2011 của Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương. Đảng bộ Học viện hiện là Đảng bộ có số lượng đảng viên nhiều nhất trong hệ thống các học viện và nhà trường CAND với 08 đảng bộ cơ sở, 33 chi bộ cơ sở và 109 chi bộ trực thuộc các đảng ủy cơ sở, với 4.147 đảng viên, trong đó 3.311 đảng viên chính thức, 836 đảng viên dự bị.
-
Chiến lược "diễn biến hòa bình" được chủ nghĩa đế quốc đề ra và thực hiện từ thời Chiến tranh lạnh nhằm đánh bại chế độ xã hội chủ nghĩa được xây dựng ở các nước mà không cần đến chiến tranh. Âm mưu, thủ đoạn được thực hiện có tính toán.
-
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm dành cho lực lượng CAND những tình cảm sâu sắc. Người đặc biệt chú trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, chiến sỹ Công an. Người khẳng định:“Công an thì phải đánh địch thường xuyên, lúc chiến tranh có việc, lúc hòa bình lại càng nhiều việc. Công việc làm của Công an âm thầm nhưng rất quan trọng”. Bác căn dặn: “Công an phải gắn liền với đường lối chính trị của Đảng. Muốn làm tròn nhiệm vụ, Công an phải nắm đường lối chính trị của Đảng, chính sách của Đảng và Chính phủ”.
-
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, coi đây là nhiệm vụ then chốt; cần thực hiện thường xuyên, liên tục và được thể hiện xuyên suốt, nhất quán từ Cương lĩnh, Điều lệ, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc cho đến các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư từng khóa.